Thực hiện Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 10/4/2024 của UBND tỉnh
Đồng Nai về tổ chức chuỗi sự kiện Festival Gốm truyền thống Biên Hoà – Đồng Nai,
Việt Nam; Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 18/2/2025 của UBND tỉnh Đồng Nai về điều
chỉnh Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 0/4/2024 về tổ chức chuỗi sự kiện Festival Gốm
truyền thống Biên Hoà – Đồng Nai và Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 24/3/2025 của UBND tỉnh về tổ chức Festival Gốm-Khinh khí cầu
tỉnh Đồng Nai năm 2025;
Đây là sự kiện văn hoá - kinh tế - du lịch quan trọng nhằm chào mừng 50 năm
ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XIV và Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 và
tôn vinh nghề gốm truyền thống, kết nối di sản với hiện đại, lan toả bản sắc
văn hoá Biên Hoà - Đồng Nai đến khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Sau thời
gian diễn ra Festival, Sở Công Thương báo cáo kết quả thực hiện cụ thể như sau
(về Festival Gốm):
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Các hoạt động trước Festival
1.1. Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai
- Đã thực hiện xây dựng 02 cổng chào Cụm Công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh trên đường
Phạm Văn Diêu với tên gọi “Gốm truyền thống Biên Hoà – Đồng Nai”. Với 2 cổng
chào này giúp tạo dấu ấn “cửa ngõ”, khẳng định khu vực này là Trung tâm sản xuất
và phát triển ngành gốm trong thời kỳ hiện đại hoá, hội nhập. Đây cũng là điểm
nhấn để thu hút du khách, đối tác đầu tư, giới thiệu về “quê hương của nghề gốm”
mỗi khi có dịp đến Biên Hoà – Đồng Nai.
- Phối hợp Sở Công Thương hoàn chỉnh mẫu và sản xuất 200 bình gốm làm quà tặng
khách dự Lễ khai mạc Festival Gốm.
- Thực hiện vệ sinh, trưng bày sản phẩm gồm kết hợp chậu hoa của các doanh nghiệp
dọc hai bên con đường từ cổng chào vào hết con đường số 1 CCN Gốm sứ Tân Hạnh
-
Phối hợp Sở Công Thương mời gọi các hội, hiệp hội Gốm trên cả nước tham dự
trưng bày tại Festival.
1.2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- Đã phối hợp với Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai sắp xếp, bố trí phòng trưng bày
sản phẩm về gốm tại Bảo tàng Đồng Nai để phục vụ cho chuỗi sự kiện Festival Gốm
– Khinh khí cầu tỉnh Đồng Nai năm 2025.
- Chủ trì tổ chức cuộc thi Thiết kế logo Festival, nhận diện thương hiệu Festival
Gốm truyền thống Biên Hoà – Đồng Nai. Kết quả có 05 cá nhân đạt giải (gồm 01 giải
nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 02 giải khuyến khích).
1.3. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai
Chủ trì tổ chức Hội thi nhiếp ảnh “Ý tưởng thiết kế và Trang trí các sản phẩm gốm
truyền thống”, thu hút 134 tác phẩm của 21 tác giả dự thi, trong đó có 130 tác
phẩm ảnh đơn và 04 tác phẩm ảnh bộ. Kết quả có 11 tác phẩm của 08 tác giả đạt
giải, gồm: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 05 giải khuyến khích.
1.4. Sở Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình
Đồng Nai triển khai xây dựng Traier quảng bá sự kiện Festival Gốm và Phim tài
liệu “Gốm Biên Hòa-Hồn đất phương nam”. Thực hiện các công tác chuẩn bị cho Tọa
đàm “Những giải pháp bảo tồn, phát triển nghề gốm truyền thống trong thời kỳ hội
nhập”.
1.5. UBND thành phố Biên Hòa
- UBND thành phố Biên Hòa đã ban hành Kế hoạch số 5251/KH-UBND ngày 09/4/2025 về
việc tuyên truyền và chỉnh trang đô thị, trang trí cảnh quan hưởng ứng chuỗi sự
kiện Festival Gốm truyền thống Biên Hòa - Đồng Nai, Việt Nam và Festival Khinh
khí cầu tỉnh Đồng Nai năm 2025
- Hàng tuần, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao đã triển khai phát thanh,
tiếp âm các nội dung về chuỗi sự kiện Festival Gốm với thời lượng khoảng 70
phút/ tuần (khoảng 10 phút/ ngày); Trang thông tin điện tử thành phố đăng tải
22 tin, bài về sự kiện Festival Gồm và về giá trị, vai trò của Gốm Biên Hòa
trong phát triển các ngành thương mại dịch vụ - tổng hợp, trọng tâm là du lịch
thành phố. 25 phường, xã trên địa bàn thành phố (trọng tâm là phường Tân Vạn,
Tân Hạnh, Tân Phong) đã khẩn trương triển khai công tác chỉnh trang đô thị, vệ
sinh cảnh quan môi trường để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện diễn ra vào cuối tháng
4.
- Ngày 18/4/2025, UBND tỉnh Đồng Nai có Văn bản số 4466/UBNDKTNS thống nhất
theo đề xuất của Sở Công Thương tại Công văn số 2342/SCTQLCN ngày 14/4/2025 về
việc bảo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch tổ chức Festival Gốm - Khinh khí cầu tỉnh
Đồng Nai năm 2025. Qua đó, không triển khai thực hiện xây dựng con đường gốm tại
Cụm công nghiệp Gốm Tân Hạnh; đề nghị Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai phải thực
hiện vệ sinh, trưng bày sản phẩm gồm kết hợp chậu hoa của các doanh nghiệp dọc
hai bên con đường từ công chào vào hết con đường số 1. Toàn bộ doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Gốm sứ
Tân Hạnh đều thực hiện công tác vệ sinh trang trí hoa, gồm trước hàng rào thuộc
phạm vi đất của mình trước ngày 25/4/2025.
1.6. Sở Công Thương
- Tham mưu văn bản mời tham gia gian hàng chung để vận động các tỉnh có nghề gốm
nổi tiếng tham gia Festival (Văn bản số 13572/UBND-KTNS ngày 30/10/2024, Văn bản
số 1953/UBND-KTNS ngày 28/2/2025).
- Tham mưu Bảng phân công chi tiết nhiệm vụ cho các sở ngành, đơn vị (kèm theo
Kế hoạch số 57/KH-UBND 18/2/2025 của UBND tỉnh Đồng Nai).
- Tham mưu báo cáo thường xuyên về tiến độ thực hiện, các khó khăn, vướng mắc
và kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo.
- Tổng hợp dự toán kinh phí của các sở ngành, đơn vị gửi Sở Tài chính xem xét
tham mưu UBND tỉnh.
- Tham mưu Kịch bản Lễ khai mạc, Kịch bản Lễ Bế mạc, Bài phát biểu của Lãnh đạo,
thư mời tham dự.
- Tổ chức công tác hậu cần, tiếp đón đại biểu các tỉnh chu đáo, an toàn.
2. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG FESTIVAL
2.1. Nhóm các chuỗi hoạt động triển lãm:
a) Nhóm tác phẩm, bộ tác phẩm gốm mỹ nghệ Triển lãm sản phẩm gốm được tổ chức với
quy mô hơn 3.000m², quy tụ sự tham gia của các đơn vị, nghệ nhân gốm đến từ 5 tỉnh,
thành với nghề gốm như: gốm Thanh Hà (Quảng Nam), gốm đỏ (Vĩnh Long), gốm Bàu
Trúc (Bình Thuận), gốm sứ Bình Dương và dòng gốm mỹ nghệ Biên Hòa. Những khu
triển lãm được trưng bày rực rỡ sắc màu, nhiều sản phẩm gốm tinh xảo, đặc sắc
đã thu hút nhiều người dân, du khách đến chiêm ngưỡng. Đặc biệt là những dòng gốm
đặc trưng của Biên Hòa như: gốm đất đen, gốm men xanh đồng trổ bông, gốm chạm lộng,
chạm khắc họa tiết tinh xảo đã tạo nên dấu ấn riêng biệt trong lòng người thưởng
lãm.Trong 04 ngày diễn ra Festival tại Trung tâm Sự kiện và Đối ngoại tỉnh Đồng
Nai đã đón hơn 40 ngàn lượt khách đến tham quan, chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm
nghệ thuật tinh xảo.
b) Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP
Lồng ghép với các sản phẩm gốm là các khu trưng bày về sản phẩm thủ công mỹ nghệ
đặc sắc của tỉnh Đồng Nai với 224 sản phẩm, 12 doanh nghiệp có sản phẩm OCOP đã
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh
giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu của
tỉnh Đồng Nai đến đông đảo người dân, khách tham quan trong và ngoài tỉnh cũng
như gắn kết sản phẩm OCOP với bản sắc văn hóa địa phương, đặc biệt là ngành gốm
truyền thống Biên Hòa. Các doanh nghiệp Đồng Nai tham gia gian hàng chung cũng
như gian hàng riêng có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng về thông tin sản phẩm, chuẩn
bị đầy đủ hàng hóa, đảm bả chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cải tiến
hình thức, hàng hóa được trưng bày gọn gàng, không lấn chiếm lối đi chung. Khu
gian hàng triển lãm thủ công mỹ nghệ được thiết kế với không gian trưng bày rộng
lớn, bày trí, quảng bá sản phẩm đa dạng, phong phú, đẹp mắt đã thu hút hàng
ngàn lượt khách tới tham quan
c) Nhóm công nghệ, máy móc thiết bị và nguyên liệu cho ngành gốm Sở Khoa học và
Công nghệ đã tổ chức 02 gian hàng về máy móc, nguyên liệu ngành gốm để giới thiệu
một số máy móc thiết bị tiến tiến, hiện đại và các nguyên liệu cho ngành gốm.
d) Các hoạt động khác:
- Nhằm hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy nhận diện thương hiệu sản
phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Đồng Nai trên các nền
tảng số, Trung tâm Xúc tiến Thương mại-Sở Công Thương tổ chức quảng bá chương
trình Festival Gốm truyền thống Biên Hòa – Đồng Nai trên môi trường mạng. Các
poster, key visual, hình ảnh, video ngắn giới thiệu thông tin sự kiện và sản phẩm
của tỉnh Đồng Nai được thiết kế, đầu tư kỹ về hình thức, nội dung, chất lượng
nên nhận được sự quan tâm của người dùng mạng xã hội. Các phiên livestream trưng
bày, hướng dẫn sử dụng sản phẩm vào khung giờ từ 15h00 đến 19h00ngày 27/04, từ
10h00 đến 15h00 ngày 28/04 được đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng nên thu hút khoảng
84.926 người xem. Một số doanh nghiệp nhận được liên hệ đặt hàng, hợp tác từ
các đối tác trong và ngoài tỉnh.
- Từ chiều ngày 27/4/2025 tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch khai mạc Triển lãm chuyên đề “Trăm năm gốm Biên Hòa”, giới thiệu hơn
200 hiện vật và tác phẩm gốm mỹ nghệ đặc sắc. Triển lãm là hoạt động nằm trong
chuỗi Festival Gốm – Khinh khí cầu Đồng Nai 2025.
2.2. Hoạt động toạ đàm:
Sáng ngày 28/4/2025 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức toạ đàm
“Những giải pháp bảo tồn, phát triển nghề gốm truyền thống trong thời kỳ hội nhập”
tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai với sự tham gia của các nhà quản
lý, nhà khoa học, nhà giáo, nghệ nhân, Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai và hơn 300
khách mời. Buổi Tọa đàm diễn ra trong không khí sôi nổi, cởi mở và đã tìm ra được
nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển nghề gốm truyền thống.
2.3. Hoạt động Điểm đến gốm:
Trong 04 ngày diễn ra Festival, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (Trường
đào tạo nghề gốm truyền thống lâu đời nhất tại Biên Hoà – Đồng Nai) đã thực hiện
điểm đến Gốm với 3 nội dung:
- Không Gian trưng bày ngoài trời với hệ thống vườn tượng phong phú và đa dạng
về màu sắc mẫu mã mang tính nghệ thuật cao như: Tượng gốm, Bình Gốm, Phù điêu Gốm,
…
- Không gian phòng Triển lãm và Bảo tàng hiện nay lưu trữ và bảo quản hơn 500
tác phẩm Gốm độc bản, một số tác phẩm khuyết danh của thầy và trò nhà trường
qua các thời kỳ. Bảo tàng trưng bày những bức tượng cổ độc bản, có niên đại
hàng trăm năm, có những tác phẩm khuyết danh, hệ thống tượng gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng đời sống văn hóa tinh thần và tác phẩm bình
hoa cổ độc bản, kỹ thuật tinh xảo, hoa văn trang trí như khắc chìm, chạm lộng của
thầy và trò qua các thời kỳ.
- Không gian con đường di sản Gốm – Định danh gốm Biên Hòa:
+ Không gian với tên gọi Định danh gốm Biên Hòa. Hệ thống cổng chào đặc biệt với
hai con Nghê có giá trị lịch sử hàng trăm năm, độc bản màu xanh đồng trổ bông,
men đặc trưng của Gốm Biên Hòa.
+ Con đường Bích họa với chiều dài 90m và chiều cao 3m phác họa hình ảnh con đường
Gốm là sự kết hợp giao thoa theo dòng lịch sử Bắc Trung Nam giữa gốm Bát Tràng,
gốm Bàu Trúc và gốm Biên Hòa.
+ Trong không gian trưng bày hơn 100 hiện vật với những tác phẩm nghệ thuật gốm
độc bản màu sắc đặc trưng gốm Bát Tràng, gốm Bàu Trúc, gốm Biên Hòa và gốm Trường
Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Trong các ngày mở cửa đón du khách tham
gia Festival, Điểm đến đã đón hơn 2500 lượt khách về tham quan và trải nghiệm.
2.4. Tổ chức cho Đoàn các tỉnh bạn tham quan CCN gốm sứ Tân Hạnh và Điểm đến Gốm
tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai: Chiều ngày 27/4/2025 Sở Công
Thương đã tổ chức cho Đoàn các tỉnh Bình Phước, Quảng Nam, Ninh Thuận và Vĩnh
Long tham quan Cụm Công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh và trải nghiệm tại 2 doanh nghiệp
sản xuất gốm trong Cụm Công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh là Công ty Cổ phần Gốm Việt
Thành và Công ty TNHH Gốm mỹ nghệ Hoàng Mỹ và tham quan Điểm đến gốm tại Trường
Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai.
2.5. Ngoài ra trong thời gian diễn ra Festival hoạt động giao lưu nghệ thuật đã
diễn ra sôi nổi với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sỹ, ca sỹ đến từ Nhà hát
Nghệ thuật Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
2.6. Công tác y tế, đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn giao thông
được tổ chức chặt chẽ, an toàn.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Festival thu hút khoảng bốn mươi ngàn nhân dân, du khách tham quan, trải
nghiệm, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật từ gốm và đã thành công trong việc
quảng bá, tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật của nghề gốm truyền
thống Biên Hòa, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, thương mại của tỉnh
nhà. 2. Thông qua Festival đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định
vị thế của Đồng Nai trên bản đồ du lịch, văn hóa cả nước. Đồng thời tìm ra nhiều
giải pháp để bảo tồn và phát triển nghề gốm của tỉnh Đồng Nai.
3. Các sở ngành, đơn vị được phân công đã bám sát các nhiệm vụ được giao; phân
công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên; các thành viên đều có nhiều nỗ lực,
phối hợp, hỗ trợ nhau trong công việc, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao. Công tác tổ chức Lễ khai mạc và Lễ bế mạc được chuẩn bị chu đáo, diễn ra
thuận lợi góp phần trong thành công chung của Festival.
4. Ban tổ chức quan tâm hỗ trợ chu đáo, nhiệt tình; cung cấp đầy đủ thông tin,
hướng dẫn chi tiết, cụ thể đến các doanh nghiệp tham gia chương trình; Công tác
tổ chức chặt chẽ, đảm bảo an toàn, không để xảy ra sự cố. Cử các viên chức trực
thuyết minh giới thiệu sản phẩm tại gian hàng chung của tỉnh trong suốt quá trình tham gia chương trình.
III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở,
ban, ngành, địa phương là yếu tố quyết định thành công.
2. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, gắn kết hài hòa truyền thống
với hiện đại.
3. Phát huy hiệu quả công tác truyền thông số, tăng cường tương tác với du
khách qua nền tảng trực tuyến.
4. Công tác vận động các tỉnh, thành (Vĩnh Long, Bình Dương, Ninh Thuận, Quảng
Nam) tham gia trưng bày sản phẩm gốm góp phần tạo nên Festival đặc sắc.
Trên đây là báo cáo tổng kết thực hiện chương trình Festival Gốm – Khinh khí cầu
tỉnh Đồng Nai năm 2025 (về Festival Gốm)
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đồng Nai